Bò thả rông trên đường
Nghệ sĩ Linh Tâm là ngôi sao cải lương nổi tiếng, ghi dấu ấn qua các vở kinh điển như Giũ áo bụi đời, Đèn khuya, Tướng cướp Bạch Hải Đường, Người không cô đơn… Linh Tâm thường kết hợp ăn ý với NSƯT Vũ Linh, tạo nên một cặp thiện - ác trên sân khấu. Khi đàn anh qua đời, nam nghệ sĩ lập bàn thờ riêng, không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng vì mất đi một người bạn diễn ăn ý trên sân khấu cải lương.
Gói thầu mua bồn nước ở Quảng Trị: Phòng Dân tộc H.Hướng Hóa báo cáo gì?
Chiếc vạc hiện đang được bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận (H.Quỳ Châu, Nghệ An). Vạc được đúc bằng đồng đỏ, chu vi miệng vạc 2,4 m, cao 45 cm, nặng khoảng 30 kg. Ông Vi Ngọc Duyên (65 tuổi), nguyên Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này được đúc vào khoảng thế kỷ 15. Ông Vi Ngọc Duyên cho hay, câu chuyện về chiếc vạc được truyền miệng từ nhiều đời, gắn với lịch sử của vùng đất này. Câu chuyện có nhiều chi tiết xác thực nên ông đã chép lại để dễ lưu truyền. Châu Thuận từng được gọi là Mường Chai và do một phụ nữ tên là bà Chai cai quản. Khi bà Chai già yếu, giặc cướp đến phá phách, quấy nhiễu dân bản nên bà đã cho người đi mời Tạo Noong ở vùng Châu Bình (H.Quỳ Châu) về đuổi giặc. Tạo Noong về, đuổi được giặc cướp, Mường Chai an vui trở lại. Từ đó, dân ở nhiều nơi kéo về đây sinh sống, tạo nên vùng đất trù phú. Nhưng, ỉ mình có công, Tạo Noong trở nên hung bạo, tự đặt ra nhiều luật lệ trái với đạo lý khiến dân mường oán thán như: hàng ngày bắt cúng của ngon vật lạ cho Tạo, con gái trong mường trước khi về nhà chồng phải đến ngủ với Tạo 3 đêm, con gái mường khác về làm dâu đất Mường Chai cũng vậy. Bà Chai muốn trừ Tạo Noong nhưng Tạo Noong quá giỏi võ, sức khỏe lại phi thường nên không biết làm cách nào. Bà phái người thân tín qua đất Thanh Hoá tìm người giỏi, mời về để chế ngự Tạo Noong. Người Mường Chai đã tìm và mời được Cầm Bá Hiệu (còn gọi là Tạo Nọi) ở H.Thường Xuân, Thanh Hoá về. Bà Chai biết Tạo Nọi rất giỏi võ nên sai dân mường làm lễ tế trời để đón Tạo Nọi và nhân cơ hội này giả vờ làm lễ kết huynh đệ giữa Tạo Noong và Tạo Nọi để trừ khử Tạo Noong. Để nấu nguyên con trâu làm vật tế lễ thần linh cần một chiếc vạc lớn. Người dân Mường Chai lúc đó không có vạc. Tạo Nọi đã cho người về quê ở Thanh Hóa mang theo chiếc vạc của dòng họ đến Mường Chai. Sau khi làm thịt trâu tế lễ thần linh, Tạo Noong bị Tạo Nọi và trai tráng vây đánh chết. Chiếc vạc đồng này từ đó trở thành vật thiêng gắn với đời sống của người Mường Chai. Chiếc vạc này chỉ được đưa ra dùng mỗi khi Mường Chai có việc tế lễ và được bảo quản ở nhà cộng đồng vì ai mang về cất giữ thì gia đình đó đều bất ổn. Ông Duyên cũng cho biết, chiếc vạc này đã bị nhiều lần mất trộm, nhưng sau đó kẻ trộm đều phải mang trả. Lần mất trộm gần nhất cách đây hơn 20 năm, chiếc vạc này được cất giữ tại trường mầm non của xã thì bị mất. Không lâu sau đó, một người dân ở H.Diễn Châu, Nghệ An (cách xã Châu Thuận khoảng 120 km) mang vạc đến trả và tự nhận là người đã lấy trộm chiếc vạc. "Anh ta kể sau khi đưa vạc về nhà thì đêm khuya cứ nghe tiếng khóc than rất thê lương phát ra từ chiếc vạc. Mấy đêm liền như thế, anh ta sợ quá, phải mang vạc đến trả và thú nhận mình là kẻ trộm. Câu chuyện này tôi được chứng kiến", ông Duyên kể. Sau nhiều năm gửi tại Trường mầm non Châu Thuận, năm 1994, chiếc vạc được đưa về bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận. Người dân Mường Chai hàng năm tổ chức lễ tế Thần Trời vào ngày 23 tháng Chạp (ngày ông Táo về trời) và ngày mừng lúa mới vào tháng 9. "Chiếc vạc chỉ được sử dụng để nấu thịt trâu tế lễ, ngoài ra không dùng bất cứ vaog việc gì khác vì đã từng có người mang sử dụng việc riêng liền xảy ra chuyện không lành", ông Duyên nói. Ông Duyên kể: Có lần, ông Vi Quý An, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Châu Thuận mang vạc ra hứng nước mưa. Đang hứng bất ngờ một phần mái nhà sập xuống làm gãy mất 1 quai vạc. Từ đó, không ai dám mang vạc sử dụng việc gì khác. Bà Lữ Thị Mai, Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này đã gắn bó với lịch sử của vùng đất này nên nó trở nên rất thiêng liêng. Không chỉ là một cổ vật, chiếc vạc được xem như là linh hồn của vùng đất này. Chuyện chiếc vạc đồng ở vùng đất Châu Thuận, nơi có di chỉ khảo cổ học nổi tiếng hang Thẳm Ồm khiến cho nó trở nên kỳ bí hơn. Thẳm Ồm là nơi đầu tiên ở nước ta phát hiện được di cốt răng hóa thạch của người vượn, kèm theo công cụ lao động. Hang đã được 2 nhà địa chất và khảo cổ người Pháp E.Saurin và M.Colani khảo sát từ những năm 1930 và khai quật năm 1975.
Ca sĩ Võ Hạ Trâm và chồng Ấn Độ đón tin vui
Bản hit Tái sinh và ca sĩ Tùng Dương sẽ là chủ đề chính cho chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên. Khán giả sẽ có cơ hội khám phá những góc khuất đằng sau bản hit Tái sinh và hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo cũng như ý nghĩa sâu sắc của ca khúc này trong chương trình HOT THÌ HỎI số đầu tiên.Thị trường âm nhạc cuối 2024 đầu 2025 đánh dấu sự bùng nổ của ca khúc Tái sinh do Tùng Dương thể hiện. Bài hát được lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của nam ca sĩ không chỉ "gây bão" trong nước mà còn "làm mưa làm gió" ở Trung Quốc. Năm qua cũng được xem là một năm thành công của Tùng Dương vì ngoài Tái sinh, anh còn được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vinh danh "Ca sĩ nổi bật". Nguồn năng lượng tích cực đó sẽ được Tùng Dương mang đến để "mở bát" chương trình HOT THÌ HỎI của Báo Thanh Niên.Trong chương trình trò chuyện đầu năm cùng khán giả Báo Thanh Niên, Tùng Dương sẽ tiết lộ những bí mật thú vị đằng sau bản hit Tái sinh thông qua sự dẫn dắt của MC Vũ Mạnh Cường. Ngoài ra những câu chuyện về chặng đường làm nghề cũng như kế hoạch đón Tết Ất Tỵ cũng được Tùng Dương chia sẻ trong HOT THÌ HỎI.
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Du khách đổ về thủ phủ miền Tây ngắm sông nước, ăn món quê
Chiều 18.1, tại Tỉnh ủy Vĩnh Long, đoàn công tác do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Minh Hưng làm trưởng đoàn đến công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.Theo đó, ông Bùi Văn Nghiêm, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long được Bộ Chính trị cho thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long nhiệm kỳ 2020 - 2025, điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng ban Nội chính T.Ư. Ông Trần Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, bổ nhiệm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long nhiệm kỳ 2020 - 2025; Chỉ định tham gia Đảng ủy Quân khu 9, nhiệm kỳ 2020 - 2025.Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Minh Hưng cho biết, ông Trần Tiến Dũng được Bộ Chính trị đánh giá là cán bộ có năng lực, có tư duy, có phương pháp làm việc khoa học, quyết liệt. Trên các cương vị công tác ông luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có những đóng góp quan trọng vào thành tích của cơ quan, đơn vị nơi công tác.Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Trần Tiến Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, cam kết sẽ nỗ lực hết mình để cùng tập thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Long đoàn kết, hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Ông khẳng định sẽ tiếp tục kế thừa những thành tựu của các thế hệ đi trước, nghiên cứu những quyết sách mới, cùng chính quyền và nhân dân xây dựng tỉnh Vĩnh Long ngày càng giàu đẹp.Ông Trần Tiến Dũng, 50 tuổi, quê TP.Nam Định, Nam Định, trình độ thạc sĩ luật, cao cấp lý luận chính trị. Ông có hơn 20 năm công tác trong ngành tư pháp, trưởng thành qua nhiều vị trí công tác từ chuyên viên, thư ký lãnh đạo, phó chánh văn phòng, chánh văn phòng bộ; được Thủ tướng bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Tư pháp (năm 2016).Ông Trần Tiến Dũng từng đảm đương chức vụ Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu từ năm 2019 - 2021; nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ngày 15.5.2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điều động, bổ nhiệm ông Trần Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu nhiệm kỳ 2021 - 2026 tái giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Giảm cân hiệu quả nhờ bổ sung những loại quả này vào chế độ ăn hằng ngày
Công việc nào đang có nhu cầu tuyển dụng lớn tại TP.HCM?
Sau thành công ở giải đấu vào năm 2024, khi lần đầu tiên Đài truyền hình TP.HCM (HTV) phối hợp với UBND quận 5 và Liên đoàn Lân - Sư - Rồng TP.HCM tổ chức, giải Lân Sư Rồng quốc tế quận 5 mở rộng Cúp Chợ Lớn - HTV 2025 tiếp tục tổ chức với quy mô lớn, quy tụ 45 đoàn Lân Sư Rồng trên cả nước đăng ký tham dự. Giải năm nay diễn ra trong không khí mừng Xuân Ất Tỵ 2025, chào mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất (30.4.1975 - 30.4.2025), hứa hẹn mang đến nhiều điều hấp dẫn, chất lượng chuyên môn cao, mở rộng giao lưu quốc tế với nhiều điểm mới đáng chú ý. Chủ đề của giải năm nay là "Đất nước trọn niềm vui". Theo đó, các phần thi đấu có gắn kết nội dung lan tỏa tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, sự phát triển, đổi mới của TP.HCM với chuyển đổi số, công nghệ 4.0, metro phục vụ người dân, bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc…Đặc biệt, lần đầu tiên giải có sự tham gia của 3 đoàn Lân Sư Rồng quốc tế tên tuổi đến từ Thái Lan, Malaysia, Singapore. Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên giải tổ chức thi đấu vòng loại tuyển chọn từ 45 đội trên cả nước đăng ký tham gia, tìm ra 20 đội mạnh nhất tranh tài vòng chung kết nội dung Lân lên Mai hoa thung.Vòng loại đã diễn ra vào ngày 15 và 16.12.2024. Lần đầu tiên một giải Lân Sư Rồng có đêm thi chung kết xếp hạng để chọn ra đội vô địch, nhằm nâng cao tính cạnh tranh giữa các đoàn, thu hút khán giả thưởng thức. Giải diễn ra trong 4 ngày: từ 9.1 - 12.1.2025 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận 5. Trong đó, 1 ngày để thi nội dung múa rồng truyền thống, 3 ngày còn lại để thi nội dung Lân lên Mai hoa thung. HTV sẽ truyền hình trực tiếp toàn bộ 4 ngày thi. Ban tổ chức kỳ vọng giải đấu sẽ tiếp tục là nơi tranh tài đặc sắc, phô diễn những kỹ thuật tinh túy nhất, đẹp nhất của loại hình thể thao nghệ thuật Lân Sư Rồng. Điều này nhằm phục vụ người dân TP.HCM và khán giả truyền hình cả nước, góp phần lan tỏa sản phẩm du lịch văn hóa, thể thao hấp dẫn của quận 5 nói riêng và TP.HCM nói chung, qua đó phát huy, bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam.
Lý do khiến 10 người du học Mỹ, 5 người chọn STEM
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
những cặp số lâu ra miền nam
Công ty Monster Box, chuyên làm về lĩnh vực sáng tạo, ở Q.10 (TP.HCM) đã tạo ra một môi trường làm việc khiến không ít người phải ghen tị. Đỗ Trình Dương (25 tuổi), nhân viên nội dung của công ty, cho biết thay vì phải chờ đợi mệt mỏi đến giờ tan ca và đối mặt với cảnh kẹt xe quen thuộc như bao người bạn khác, Dương lại được tự do ra về vào lúc 15 giờ 45.“Việc về sớm không chỉ giúp mình tiết kiệm thời gian, mà còn tránh được cảnh ùn tắc giao thông hàng ngày. Về trước giờ cao điểm, mình có thể thư giãn, tận hưởng trọn vẹn buổi chiều và tối", Dương hào hứng chia sẻ. Anh bạn còn cho rằng chính những giờ nghỉ dài vào buổi chiều và tối này giúp Dương cảm thấy ngày làm việc tiếp theo trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn bao giờ hết.Theo Dương, chế độ đãi ngộ tại công ty không chỉ là chuyện giờ giấc làm việc linh hoạt mà còn đi kèm với các tiện ích như phòng gym, bể bơi miễn phí và các thiết bị giải trí như game VR hay Nintendo Switch. Tuy nhiên, Dương đặc biệt ấn tượng với văn hóa làm việc tại công ty. Ở chỗ làm của anh, công việc được chia rõ ràng: Làm ra làm, chơi ra chơi."Công ty mình chỉ làm việc từ 8 giờ sáng đến 15 giờ 45 chiều, 5 ngày mỗi tuần và công ty không yêu cầu nhân viên mang công việc về nhà. Chính chế độ này giúp tất cả nhân viên của công ty có thời gian để tham gia các hoạt động ngoài công việc như bơi lội, chơi bóng đá hay đơn giản là thư giãn với bạn bè", Dương nói.Anh Lê Hữu Lâm (33 tuổi), giám đốc điều hành của Monster Box, chia sẻ rằng trong giai đoạn đầu, công ty cũng áp dụng giờ hành chính như bao công ty khác. "Thực ra, không có một điều bất ngờ nào trong quyết định giảm giờ làm này ngoài việc mình và anh Liêm (người đồng sáng lập) tin rằng đây là lựa chọn đúng đắn và muốn thử xem hiệu quả ra sao. Sau một thời gian thử nghiệm, chúng mình nhận thấy sự thay đổi tích cực và không gặp bất kỳ trở ngại nào. Chính vì vậy, chúng mình quyết định giữ nguyên tắc này như một phần trong văn hóa công ty và đã duy trì trong suốt 5 năm qua", anh Lâm chia sẻ.Anh Lâm cũng nói thêm: "Cả mình và anh Liêm đều tin rằng ngoài công việc, mỗi cá nhân trong công ty cần thời gian để học hỏi, nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình hay theo đuổi những đam mê khác. Vì vậy, việc bắt buộc mọi người làm việc dài giờ sẽ là điều vô lý. Monster Box chỉ đơn giản là hiện thực hóa điều mà mọi người cần. Đó là có thời gian để phát triển toàn diện hơn ngoài công việc".Bản thân anh Lâm cũng tận dụng thời gian sau giờ làm để đi tập gym. "Một số nhân viên của mình chọn học thêm, đi dạy, làm dự án cá nhân, dành thời gian cho gia đình hoặc chơi game. Điều quan trọng là mọi người có thể lựa chọn làm những gì họ muốn hoặc cần làm, hay đơn giản là nghỉ ngơi, vui chơi, thay vì phải cạn kiệt sức lực và thời gian cho công việc chính", anh nói.Theo anh Lâm, một trong những yếu tố giúp công ty của anh duy trì sự thành công là họ luôn đảm bảo chất lượng công việc không bị ảnh hưởng dù thời gian làm việc được rút ngắn. "Việc giảm giờ làm không làm giảm hiệu suất công việc, ngược lại còn giúp chúng mình duy trì sự sáng tạo và hiệu quả công việc", anh Lâm khẳng định.Anh Lâm giải thích rằng con người không phải là những cỗ máy. Việc làm việc quá nhiều giờ đôi khi sẽ dẫn đến kiệt sức, giảm khả năng sáng tạo và gây ra những rủi ro không đáng có. "Đặc biệt đối với những người làm sáng tạo như chúng mình, việc có thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục là vô cùng quan trọng", anh Lâm nói thêm.Vị lãnh đạo nói rằng công ty duy trì được chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhờ vào việc nhân viên được phép dành thời gian cho các hoạt động ngoài công việc. Công ty hiện đang phát triển tựa game đầu tay "Rune Seeker" và một nền tảng hỗ trợ dạy, học ngôn ngữ trên toàn cầu. Mặc dù sản phẩm chưa ra mắt chính thức, nhưng công ty đã đạt được một giải thưởng khởi nghiệp có tiếng, chứng minh cho thấy chất lượng công việc không hề bị giảm sút.Anh Lâm hy vọng rằng xu hướng giảm giờ làm sẽ trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong tương lai. "Với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là AI, con người sẽ được giải phóng khỏi những công việc mệt mỏi và có thêm thời gian để phát triển bản thân và đóng góp cho cộng đồng. Mình mong rằng trong tương lai, mỗi người chỉ cần làm việc 4 ngày mỗi tuần, mỗi ngày 6 giờ. Đây là một khái niệm về tương lai mà Monster Box đang hướng tới, nơi mà mọi người không chỉ làm việc hiệu quả mà còn có thể tận hưởng cuộc sống đầy đủ hơn", anh nói.Trần Văn Tiến (25 tuổi), nhân viên công ty, cũng không giấu nổi sự hài lòng với thời gian làm việc của công ty. "Khi bạn làm việc đến 20 giờ tối mỗi ngày, bạn chỉ có vài giờ rảnh rỗi. Nhưng nếu bạn về sớm lúc 15 giờ 45, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Thậm chí vào những ngày bận rộn, mình vẫn có thể sắp xếp thời gian cho các hoạt động cá nhân, gặp gỡ bạn bè hay tham gia các sự kiện xã hội", Tiến nói.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư